Câu hỏi 1 trang 127 Sinh học 11: Cây gọng vó (Drosera rotundifolia) là loài thực vật “ăn thịt” sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới

Ôn tập chương 2

Câu hỏi 1 trang 127 Sinh học 11: Cây gọng vó (Drosera rotundifolia) là loài thực vật “ăn thịt” sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Lá cây gọng vó có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn côn trùng, trên lá có các lông tuyến có khả năng tiết chất dính để bắt giữ và enzyme tiêu hóa để tiêu hóa con mồi. Hãy tìm hiểu và giải thích sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó.

Trả lời ngắn gọn

Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa ứng động:

- Ứng động tiếp xúc: Lá gọng vó có nhiều lông tuyến bao phủ có khả năng tiết ra các chất nhầy, dính và rất nhạy cảm với các phản ứng tiếp xúc, khi côn trùng đậu trên lá tạo ra tác động cơ học, chúng phản ứng với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và tiết enzyme. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới.

- Hóa ứng động: Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Khi côn trùng đậu trên cây, các hợp chất chứa nito trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học, làm lông tuyến gập lại để giữ con mồi đồng thời tiết dịch tiêu hóa.

Trả lời chi tiết

Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của hướng động tiếp xúc và hướng hoá.

- Hướng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc với con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim proteaza. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20 mm/giây.

- Hướng hoá: Sự uốn cong để phản ứng đối với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi, đồng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nito.

icon-date
Xuất bản : 07/06/2024 - Cập nhật : 07/06/2024
Tác giả: Vương Phú