Câu hỏi 4 trang 13 Sinh học 11: Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào?

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Câu hỏi 4 trang 13 Sinh học 11: Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào?

Trả lời ngắn gọn

Sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ:

- Hấp thụ nước: Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thụ động kiểu thẩm thấu. Khi dịch trong tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ của dung dịch đất, nước được vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút.

- Hấp thụ khoáng: Rễ hấp thụ khoáng theo hai cơ chế thụ động và chủ động.

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ thấp hơn) theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước.

+ Cơ chế chủ động: Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.

Trả lời chi tiết

- Cơ chế hấp thụ nước:

Nước di chuyển từ môi trường có nồng độ thấp (đất) sang môi trường có nồng độ cao (lớp tế bào vỏ rễ) theo cơ chế thẩm thấu. Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lớp tế bào vỏ rễ và môi trường đất, nước di chuyển qua màng tế bào vào rễ.

Nước được vận chuyển từ lớp tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ theo hai con đường gian bào và tế bào chất

- Cơ chế hấp thụ khoáng:

Rễ hấp thụ khoáng theo hai cơ chế:

Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ thấp hơn) theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước.

Cơ chế chủ động: Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2024 - Cập nhật : 06/06/2024
Tác giả: Vương Phú