Mở đầu trang 81 Sinh học 11: Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường

Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Mở đầu trang 81 Sinh học 11: Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Trả lời ngắn gọn

Điều này có thể lý giải là do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên trong khoảng gian bào và làm tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến nước được hút ra khỏi tế bào. Quá trình này làm nước bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và khát.

Trả lời chi tiết

Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường vì: Khi ăn quá mặn, nồng độ sodium chloride trong máu tăng lên gây mất cân bằng môi trường trong cơ thể. Bởi vậy, trung khu điều hòa trao đổi nước sẽ kích thích cơ thể gây cảm giác khát nhằm làm tăng lượng nước trong cơ thể. Điều này sẽ giúp hạ thấp nồng độ sodium chloride trong máu, đồng thời, uống nhiều nước sẽ kích thích việc bài tiết sodium chloride dư thừa thông qua nước tiểu và mồ hôi, đưa nồng độ sodium chloride trong máu về mức bình thường.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2024 - Cập nhật : 06/06/2024
Tác giả: Vương Phú