Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Tìm hiểu thêm trang 122 KHTN lớp 6: Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.
Trả lời ngắn gọn
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên:
+ Hạn chế ăn ốc
+ Thường xuyên tẩy giun định kì
+ Không ăn tiết canh, thịt chưa chín
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên:
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Ăn chín uống sôi
+ Khám định kì
Trả lời hay nhất
a) Bệnh do sán lá gan, sán dây gây nên.
Bệnh này thường do người nhiễm bệnh do ăn cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Phòng bệnh:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại cá, ốc chưa được nầu chín.
- Hạn chế ăn các loại rau sống, nhất là rau mọc dưới nước
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
- Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.
b) Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên chủ yếu qua con đường ăn uống, ăn phải thực phẩm nhiễm trứng và ấu trùng giun. Biện pháp phòng tránh: - Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
- Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội. - Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.
- Không sử dụng phân tươi để bón các loại cây trồng
- Không phóng uế bừa bãi
- Rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.
- Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng nếp sống vệ sinh
* Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.
* Động vật ngành Ruột khoang có cơ thể đối xứng toả tròn.
* Động vật thuộc các ngành Giun có cơ thể dài, có đối xứng hai bên: phân biệt đầu và thân.
* Động vật ngành Thân mềm có cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số chúng có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.
* Động vật ngành Chân khớp có bộ xương ngoài bằng chất kitin; các chân phân đốt, có khớp động.