Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
Tìm hiểu thêm trang 159 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu phương pháp trồng hoa lan trong nhà kính.
Trả lời:
- Phương pháp trồng hoa lan trong nhà kính đạt hiệu quả cao:
+ Tìm hiểu về yêu cầu ánh sáng và nhiệt độ của các loại hoa lan
+ Chú ý đến nhiệt độ và đất trồng cây trong chậu: sử dụng hỗn hợp bao gồm các loại vỏ cây, đá trân châu, rêu than bùn, mùn gỗ, sơ dừa,... Duy trì nhiệt độ thay đổi phù hợp đối với từng loại hoa lan, không để nhiệt độ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như khả năng ra hoa của cây.
+ Tính toán diện tích nhà kính phù hợp
+ Kiểm soát yếu tố môi trường bên trong nhà kính
+ Cách bón phân cho hoa lan nở
+ Chăm sóc, phát hiện, chữa trị kịp thời một số bệnh cây lan hay mắc phải: nấm mốc, thối rễ, bọ trĩ,...
- Các bước trồng hoa lan trong nhà kính:
1. Làm nhà kính
- Chọn kích thước phù hợp, cao, thoáng, cần có đủ lượng ánh sáng phù hợp với ít nhất 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Không nên lắp đặt nhà kính gần cây cối hoặc các tòa nhà có nhiều bóng râm.
- Duy trì nhiệt độ 15,5 - 26,6oC vào ban ngày và 7,2 - 18,3oC vào ban đêm. Nên lắp đặt một nhiệt kế trong nhà kính của bạn để theo dõi nhiệt độ liên tục.
- Độ ẩm là yếu tố rất cần thiết để cây lan phát triển tốt. Độ ẩm nên ở khoảng 50 - 80%.
2. Trồng hoa lan
- Lựa chọn chậu trồng hoa lan phù hợp với sự phát triển của rễ.
- Lựa chọn giá thể trồng lan: Sử dụng vật liệu như rêu, vỏ cây, xơ dừa, đá trân châu rây, than củi dạng hạt, nút chai hoặc len đá.
- Trồng lan: Đặt cây phong lan lên trên giá thể và lấp đầy phần còn lại của giá thể. Đóng gói chắc chắn xung quanh cây lan để giữ cố định.
3. Chăm sóc cây lan
- Lá là một chỉ số quan trọng về sức khỏe của cây lan của bạn. Nếu chúng không nhận đủ ánh sáng, lá sẽ có màu xanh đậm và không ra hoa. Cần chú ý đến đặc điểm của lá để có cách chăm sóc hợp lí.
- Tưới nước khi chậu lan bị khô, tránh tưới quá nhiều.
- Bón phân: Có thể sử dụng loại phân bón hòa tan trong nước để có kết quả tốt nhất. Thêm phân bón vào nước sau mỗi ba trong bốn lần tưới.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm các yếu tố bên ngoài (là các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ,...) và yếu tố bên trong (ví dụ: đặc điểm của loài, hormone sinh sản,...).
• Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hoà chủ yếu bởi các hormone. Con người sử dụng hormone và các kĩ thuật nhân giống để điều khiển quá trình sinh sản ở thực vật như kích thích sự ra hoa sớm, tăng sự đậu quả, nhân nhanh giống cây,...; điều khiển sinh sản ở động vật theo hướng điều khiển số con, số trứng, giới tính.