Câu 5: Từ đoạn trích Học cách học, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng một xã hội học tập?

Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Học cách học

Câu 5: Từ đoạn trích Học cách học, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng một xã hội học tập?

Gợi ý viết đoạn văn:

- Viêc học là rất quan trọng đối với mỗi người.

- Trong cuộc sống hiện nay, một vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để xây dựng một xã hội học tập?. Đó là một bài toán đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cả cộng đồng và chính bản thân người học. 

- Tạo ra môi trường học tập, thường xuyên động viên, ghi nhận sự tiến bộ của người học.

- Khuyến khích thay đổi tư duy sáng tạo

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn.

Đoạn văn 1:

Nhà bác học Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Cũng nhận thức sâu sắc về vai trò của học vấn, Fukuzawa Yukichi đã viết: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. Câu nói ấy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập bởi nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện nay, một vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để xây dựng một xã hội học tập?. Đó là một bài toán đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cả cộng đồng và chính bản thân người học. Đầu tiên, chúng ta cần tạo ra môi trường thân thiện với việc học, nơi mọi người cảm thấy được động viên, hỗ trợ và được đánh giá, ghi nhận dựa trên sự tiến bộ thay vì kết quả cuối cùng. Thứ hai, việc khuyến khích tư duy sáng tạo và khám phá là rất quan trọng và cần thiết. Chúng ta nên khuyến khích học sinh, sinh viên và người lao động tìm hiểu, đặt câu hỏi và thử nghiệm ý tưởng mới. Cuối cùng, việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm làm cho xã hội học tập phát triển. Chúng ta có thể tổ chức hội thảo, diễn đàn và các hoạt động khác để tạo cơ hội cho mọi người học hỏi và trao đổi thông tin. Nếu chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội học tập, chúng ta sẽ đạt được sự phát triển bền vững, một xã hội văn minh, tiên bộ.

Đoạn văn 2:

“Xã hội học tập” không chỉ là một khái niệm mà còn là một mục tiêu phát triển đối với toàn xã hội, không thuộc về riêng một tổ chức hay quốc gia nào, mà là vấn đề của toàn nhân loại. Để xây dựng một “xã hội học tập”, chúng ta cần tạo ra một môi trường thúc đẩy sự nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập và phát triển kiến thức. Điều này bao gồm việc học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định bản thân. Mỗi cá nhân cần nhận thức và cam kết học tập, bằng cách tham gia vào quá trình học ở trường lớp, tự học thông qua sách vở, internet và các phương tiện thông tin khác. Đồng thời, truyền cảm hứng học tập cho những người xung quanh là một phần không thể thiếu để tạo ra một “xã hội học tập”. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm học tập sẽ giúp lan tỏa tinh thần học hỏi và khuyến khích sự phát triển của toàn bộ xã hội. Chỉ khi mọi người đều nhận thức và đóng góp vào quá trình học tập, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội học tập phát triển và bền vững.

icon-date
Xuất bản : 24/04/2024 - Cập nhật : 21/07/2024
Tác giả: thuyduong