Vận dụng 1 trang 117 KHTN lớp 7: Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng thực vật

Vận dụng 1 trang 117 KHTN lớp 7: Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

Trả lời:

- Giải thích vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

Vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây to lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che vì tán lá che bớt ánh sáng mặt trời và ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường, còn mái che chỉ che bớt ánh sáng mặt trời mà không có sự thoát hơi nước.

Vận dụng 1 trang 117 KHTN lớp 7: Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

- Cơ chế làm mát của cây xanh

Cây lấy nước từ rễ và chuyển đến lá thông qua quá trình quang hợp. Tuy nhiên, gần 99% nước được chuyển đến lá thì bị thoát ra ngoài qua khí khổng (những lỗ trên lá) để trao đổi khí CO2 và Oxy. Quá trình này gọi là “thoát hơi nước” và cũng là yếu tố làm mát của cây.

Cây có thể tiêu thụ từ 70-120 lít nước mỗi ngày, phụ thuộc vào kích thước của tán và diện tích lá. Ví dụ, cây liễu hoặc cây dương có tán lên đến 83,6 m2, có thể mất đến 82 lít nước mỗi ngày qua quá trình thoát hơi.

Thường, hiệu quả làm mát thường chỉ giới hạn ở bề mặt nơi nước bay hơi. Tương tự như cơ thể con người, mồ hôi bay hơi từ da, khiến chúng ta cảm thấy mát mẻ. Nhưng với cây cối, tác dụng làm mát có thể cảm nhận được ở khu vực xung quanh tán cây. Lý do chính là tất cả các lá hình thành một tán cây lớn. Một lượng nước lớn bốc hơi từ tán cây, từ 70-120 lít mỗi ngày, hút năng lượng nhiệt từ môi trường xung quanh tán cây.

icon-date
Xuất bản : 26/03/2024 - Cập nhật : 26/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến