Vận dụng 1 trang 91 KHTN lớp 7: Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì có thể quang hợp được không?

Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Vận dụng 1 trang 91 KHTN lớp 7: Theo em, những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

Image

Trả lời ngắn gọn

- Các cây có lá tiêu biến như xương rồng và cành giáo vẫn có thể quang hợp được bởi vì bộ phận thực hiện quá trình quang hợp là thân cây, và trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp).

Trả lời hay nhất

- Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây. thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp).

* Xương rồng biến lá thành gai

Trong quá trình sinh trưởng phát triển và thích nghi, lá cây xương rồng biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước trên bề mặt lá, giúp cây không bị mất quá nhiều nước trong môi trường khắc nghiệt - nắng và gió, bên cạnh đó còn chống lại các loại động vật ăn thực vật sinh sống trên sa mạc.

Trong môi trường sa mạc, tất cả các loài động thực vật, nếu muốn sống được, chúng buộc phải biến đổi mình để có thể thích nghi với môi trường ít nước này. Mục đích đầu tiên đó chính là giảm sự thoát hơi nước. Mà đối với những cây bình thường, thì lá cây chính là bộ phận quan trọng trong quá trình hấp thu và điều tiết hơi nước cho cây. Ở môi trường sa mạc, khí hậu khô và nóng, nếu xương rồng vẫn giữ những chiếc lá thì quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra nhanh chóng. Khi đó, việc sinh sống trên sa mạc quả là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, xương rồng buộc phải tiêu biến trở thành những chiếc gai nhỏ. Những chiếc gai nhỏ này sẽ giúp hạn chế việc thoát hơi nước, chúng mới có thể tồn tại lâu dài tại môi trường này.

Để hấp thụ nước trên sa mạc, xương rồng không chỉ dựa vào bộ rễ đâm sâu vào lòng đất mà phải nhờ vào những chiếc gai. Những chiếc gai này có khả năng hấp thụ lượng nước ít ỏi từ những hạt sương. Chính vì thân và gai của chúng có màu xanh, nên đây cũng có thể chính là yếu tố giúp cho xương rồng có thể quang hợp. Ngay cả khi không có chiếc lá nào. Vào ban đêm các lỗ hổng ở chân các gai xương rồng và ở mô trên ngọn cây được mở ra, nước trong sương khi rơi xuống sẽ được hấp thụ vào trong và được vận chuyển lên các cơ quả của cây. Các cơ quan lại thực hiện nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho cây dần dần mỗi khi chúng cần.

Ghi nhớ

• Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

• Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.

• Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

icon-date
Xuất bản : 22/03/2024 - Cập nhật : 26/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến