Bài 21: Hô hấp tế bào
Vận dụng 2 trang 102 KHTN lớp 7: Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí.
- Hô hấp tế bào ở thực vật
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống, ở đó các phân tử cacbohidrat bị chuyển hóa thành CO2 và H2O, đồng thời tạo ra năng lượng, một phần trong số năng lượng đó được tích lũy dưới dạng ATP. Thực vật không có cơ quan phụ trách quá trình hô hấp. Vì vậy, quá trình hô hấp diễn ra trong tất cả các cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang xảy ra hoạt động sinh lí mạnh. Ví dụ: hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang trong quá trình sinh sôi nảy nở. Bào quan chính tham gia hô hấp: Ty thể là bào quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và được xem là “trạm biến thế" năng lượng ở tế bào. Sự thay đổi số lượng, hình dạng, kích thước của ty thể phụ thuộc vào từng tế bào, từng cơ quan, từng loài khác nhau và mức độ trao đổi chất của chúng.
- Giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí
Trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp tạo điều kiện tốt nhất giúp tế bào ở những phần cây ít tiếp xúc với không khí. Đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ hấp thụ được nhiều khí O2 → quá trình hô hấp tế bào ở rễ diễn ra thuận lợi → rễ cây tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng → cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Một số biện pháp làm tơi xốp đất
a. Sử dụng phân trùn quế:
+ Quá trình sản xuất ra phân trùn quế đòi hỏi cần phải có đội ngũ am hiểu về kỹ thuật sản xuất nhưng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng vô cùng. Chuẩn bị một lượng giun quế vừa đủ, khoảng 4,5 hoặc 6 kg, tùy thuộc vào diện tích đất của bạn. Lượng phân trùn quế này có khả năng cung cấp cho đất một lượng lớn đạm, đặc biệt là đồng thời loại vi sinh vật trong phân sẽ tiến hành phân hủy phốt pho cùng kali trước đây đã đưa vào đất, cải thiện khả năng duy trì độ ẩm, độ tơi xốp của đất giúp cây luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.
b. Sử dụng các chế phẩm nông nghiệp:
+ Việc dùng các chế phẩm nông nghiệp như trấu tươi, trấu hun, vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, xơ mùn dừa... trộn đều vào trong đất thành hỗn hợp đất tơi xốp.
c. Sử dụng phân vi sinh:
+ Phân vi sinh giúp cải tạo và phục hồi đất bằng cách cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi. Trong đó, vi sinh vật có vai trò duy trì khả năng sinh sản và chức năng của hệ sinh thái. Chúng được ví những nhà máy chuyên sản xuất đạm dưới lòng đất giúp cải thiện độ tơi xốp của đất trồng