Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Vận dụng 6 trang 96 KHTN lớp 7: Vì sao trong thực tiễn người ta cần chống nóng và chống rét cho cây trồng? Nêu ví dụ biện pháp chống nóng, chống rét cho cây
Trả lời:
- Trong sản xuất người ta cần có các biện pháp chống nóng chống rét để đảm bảo hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.
- Biện pháp chống nóng cho cây: Phủ lưới tạo bóng mát; Tăng cường tưới nước hạ nhiệt
- Biện pháo chống rét cho cây: Trồng cây trong nhà nước; Phủ túi nilon cản sương, gió.
* Biện pháp chống nóng cho cây hiệu quả:
- Giữ đất ẩm: Để giữ đất ẩm, tiến hành đắp lớp phủ đất hoặc phủ bằng vật liệu hữu cơ (như cỏ khô, rơm, lá cây) để giữ độ ẩm cho đất và tránh bị bay hơi nước nhanh, giảm nhu cầu tưới nước của cây. Trong đợt nắng nóng, lớp phủ sáng màu sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời và giúp duy trì điều kiện đất bề mặt mát hơn. Tốt nhất là lớp phủ bằng rơm hoặc cỏ khô.
- Nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối: Một đợt nắng nóng gay gắt có thể làm khô đất bề mặt nhanh chóng, làm mất nước của cây có bộ rễ nông. Nước cũng bị mất qua lá khi thời tiết nóng. Vì vậy cây sẽ cần được tưới nước phù hợp với nhu cầu phát triển. Nên tưới nước cho cây vào sáng sớm. Tưới nước vào buổi sáng cũng là cách chống nắng cho cây mới trồng hiệu quả, ngăn ngừa bỏng nhiệt, có thể làm hỏng lá khi mặt trời chiếu trực tiếp. Hoặc tưới cây vào lúc chiều tối mặt trời không còn quá nóng sẽ giúp nước thấm vào đất và không bị bay hơi nhanh chóng. Tưới nước vào buổi sáng cũng là một cách bảo vệ cây trồng chống lại ốc sên, các bệnh nấm, vì làm đất khô hơn thay vì tưới vào chiều tối.
- Tạo bóng cho cây trồng: Tạo bóng cho cây bằng cách sử dụng màng che, lưới che nắng, tán lá cây hoặc trồng cây trong nhà màng, nhà lưới để giảm lượng ánh nắng trực tiếp và giữ ẩm cho đất. Bên cạnh đó trồng cây trong nhà màng, nhà lưới còn ngăn chặn được côn trùng và sâu bệnh, hạn chế sử dụng phân thuốc, công chăm sóc…giúp cây phát triển tốt cho năng xuất cao hơn.
* Biện pháp chống rét cho cây hiệu quả:
- Đối với mạ xuân: Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ. Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra. Che phủ nylon cho mạ khi nhiệt độ ngoài trời <15 độ C.
- Đối với rau màu: Tưới nước đủ ẩm trong những ngày rét đậm. Những ngày có sương muối giá buốt, dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương, tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng. Sử dụng màng phủ nông nghiệp vừa có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt còn có các ưu điểm khác như hạn chế cỏ dại, giữa ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại… Đối với lạc, đậu tương, ngô xuân...: không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài cho dù thời vụ đã đến.
- Đối với cây ăn quả: Tưới đủ ẩm cho cây ăn quả, nhất là các loại cây đã nhú nụ. Bón phân cho cây ăn quả sớm đầu tháng 2, bón cân đối giữa đạm, lân và kali theo tỷ lệ 1:1:1. Phân kali có tác dụng làm giảm độ nhớt trong chất nguyên sinh của tế bào chất giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng và nước tăng khả năng chống rét. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại chủ yếu có bệnh mốc sương, gây hại trên các loại cây vải, nhãn, xoài, cam, chanh, quít, bưởi. Cần phòng, trừ bệnh đốm lá, mốc sương bằng các loại thuốc nội hấp đặc hiệu trừ bệnh này như: Aliette 80WP; Alpine 80WP, Ridomin Gold 72%; Ricide 72WP... nồng độ 0,2%, phun 2-3 lần. Trước khi nở hoa 5-7 ngày và khi đậu quả bằng hạt đậu tương, phun cách nhau 15-20 ngày/lần. Các loại thuốc nội hấp này sau khi phun 4-6 giờ gặp mưa không cần phải phun lại, thuốc có hiệu lực kéo dài sau khi phun thuốc 15-20 ngày.
• Các yếu tố như ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ,... ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loài cây là khác nhau.
• Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích: cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật, hấp thu khi carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí,...