Đọc hiểu Ngữ văn 11: Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Đôi móng giò

Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Đôi móng giò

Đọc ngữ liệu bên dưới và trả lời câu hỏi:

Ngay cái tên cũng khó nghe rồi. Thả cứ là Kèo, là Cột, là Hạ, là Đông. Là gì cũng còn dễ nghe. Nhưng hắn ta lại là Trạch Văn Đoành. Nghe như súng thần công. Nó chọc vào lỗ tai.
Đã thế cái mặt hắn lại vênh vênh, ngậu xị thể nào Nhưng tất cả những cái ấy còn có thể tha thứ được [...]. Song những con mắt, những con mắt nó là tấm gương của linh hồn mới đáng ghét vô cùng. Chúng chỉ bé thôi nhưng chúng lăn tăn, chúng lấp lánh như nhạo, như cưới, như khinh khỉnh với người ta. Chúng chẳng nhìn xuống bao giờ. Chúng nhìn thẳng, chúng nhìn nghiêng. Cái nhìn tự đắc như cái nhìn của một kẻ có thể nhắc người ta lên như nhắc một cái lông. Ghét lắm!
[...]
Hằn bỏ làng đi đó đi đây. Đi khắp nước Nam.
[...]
Hắn về làng với một con vợ theo, rất nhiều tiên (hồi ây bạc trăm đã là to) và phẩm hàm. Hãn bỏ tiền ra, mổ bỏ, mổ lợn làm khao. Làng đến ăn rồi làng gọi hắn là ông. Một thằng bạch định, con một lão đi câu chết mất xác dưới sông, bỏ làng đi chân đi chê, rồi đột nhiên trở về nháy tốt lên bao lan ngồi làm một ông kì mục. Thế thì ai chẳng tức? Ai ở đây là những ông kì mục bỗng bị hắn đè đầu đè cổ. Đó chỉ là một lỗi nói, thực ra thì các ông chỉ phải nhường hắn ngồi chiếu trên. Nhường một thằng không chôn nổi bố ngồi chiếu trên. Như vậy thì nhục quá. Các ông không chịu được. Các ông về hùa với nhau để chành chẽ hắn, để động hắn mở miệng ra
là chèn. Hắn đã khổ với các ông khá nhiều. Hơi thấy bóng hắn ra đình là các ông nói móc
ngay. Các ông bình phẩm từ cái đầu của hắn rũ rượi như đầu đứa chết trôi (ấy là các ông móc
ngay. Các ông bình phẩm từ cái đầu của hắn rũ rượi như đầu đứa chết trôi (ấy là các ông móc đến cái chết của bố hắn), đến cái áo ba-đơ-xuy của hắn tã như cái áo thằng đánh giậm (ấy là các ông móc đến cái nghề đi câu). Các ông nói cạnh cả đến hàm răng của hắn, cái bộ ria của hẳn, cái mặt vác lên trời của hắn. Nhưng vốn bướng bỉnh, hẳn không lấy thể làm nao núng. Hắn chỉ mỉm cười chế nhạo hay khinh bỉ. Đôi mắt soi mói của hắn không thêm soi mói đến cái mũi, cái mồm hay cái áo the có mùi chua của các ông. Hắn ngấm ngầm theo dõi đến những việc của các ông làm ám muội. Một hôm, đùng một cái, hắn đưa bốn ông lên huyện vì việc bao chiếm công điền. Đùng một cái nữa, hắn đưa mấy ông khác lên huyện vì việc làm tiêu công quỹ. Rồi đùng một cái nữa, và cái nữa và cái nữa. Luôn năm sáu cái đùng như vậy hắn làm các ông liểng xiểng. Bởi tội của các ông nhiều như lá trên rừng. Con em chúng nó mù, nhưng hắn không mù. Hắn bới ra từng tội một, và nhất định sẽ bởi ra đến hết. Các ông đâm hoảng. Các ông đành phải dàn với hắn. Các ông đấm mỡm hắn một vài mỗi lợi. Hắn không thèm nhận, bởi hắn thừa biết nuốt vào thì há miệng mắc quai. Nhưng hắn bằng lòng thôi không kiện nữa. Các ông bắt đầu sợ hắn mà hắn cũng bắt đầu khinh nhờn các ông. Hắn coi các ông như những đồ trẻ con. Để những khi say rượu đùa Năm ngoái làng vào đám. Hôm
giã đám, có mỗ một con lợn tế thần rồi đồng dân hội ẩm. Đồng dân đây có nghĩa là các cụ
Lúc tế, ông Cửu Đoành còn ngủ ở nhà [...]. Các cụ miễn đi cho ông vậy! Điều ấy thì ông
không phải nài: các cụ chẳng mong gì có ông, ông cứ ở nhà đến hết đám cho quan viên mừng!
Hai bàn đã bưng mâm [...]. Các cụ đang hạch hai bàn làm sao lại thiểu hai cái móng giò?
Móng giò có bốn ông to nhất. Lệ làng từ cổ đến giờ vẫn thế. Tuy trong số bốn ông to nhất
chẳng ông nào côn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giò nhưng cũng chẳng ông nào chịu
mất. Một miếng giữa làng Đừng có tưởng Bây giờ còn có hai cái, thì ông nào ăn ông nào
đùng? Các cụ quát hai bàn như vậy. Và hai bàn xanh mắt. Họ cãi nhau chí chóe. Anh nọ rằng
anh kia để mất. Anh nào, mặc! Cứ biết là hai bàn sơ ý là hai bàn phải bắt mua can rượu tạ!
Ông Cửu Đoành không nói gì. Ông chỉ cười. Bởi ông đã đi nhiều, từng trải nhiều nên thấy
nhiều cái to tát hơn cái móng giò nhiều lắm. Hai cái móng giò không đáng kể. Ra quái gì mà
ngậu lên! Các cụ uống rượu cũng xong rồi, hai bàn đã giải mâm Ông Cửu ngồi thường trống.
Ông bảo đào, bảo kép: - Hát cho thật hay vào mới được. Tôi nghe hát, nếu vừa ý, bao giờ
cũng có thường. [] Khúc hát xong kép buông đàn, đào buông phách. Ông Cứu đứng lên để
thọc hai tay vào túi áo ba-đơ-xuy màu chó gio. Ông bảo: - Tớ đã hứa tất cả là phải có. Nhưng
tiền thì thật hết. Tớ đãi cho cái này, có lẽ còn quý hơn tiền nhiều Ông rút một tay áo ra, quẳng một cái móng giò cho anh kép. Ông rút nốt tay kia ra, quẳng một cái móng giò nữa cho cô đào. Rồi ông quay lại: Chào các cụ! Tôi xin vô phép! Ông lẹp kẹp kéo lê đôi giày qua bọn trai em, hoan hô ông bằng những tiếng cười nổ như xe phành phành