Đọc hiểu Ngữ văn 11: Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Lỗ Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ

LỖI DƯƠNG ĐỖ THIẾU LĂNG MỘ

Nguyễn Du

Phiên âm

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),

Bình sinh bội phục vị thường li.

Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ

Thu phố ngư long hữu sở ti (tư).

Dị đại tương liên không sai lệ,

Nhất cùng chí thử khởi công thi?

Trạo đầu cựu chứng y thuyền vị

Địa hạ vô linh quỷ bối xi.

Dịch nghĩa

MỘ ĐỖ THIẾU LĂNG Ở LỖI DƯƠNG

Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thấy muôn đời,

Bình sinh khâm phục ông, không lúc nào ngớt.

Cây tùng cây bách ở Lỗi Dương không thấy đâu nữa,

Trong lúc cá rồng nằm bến thu, chạnh lòng tưởng nhớ.

Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau luống rơi nước mắt,

Ông cùng khổ như thế hả phải vì thơ hay?

Cái bệnh lắc đầu cũ, bây giờ đã khỏi chưa?

Dưới suối vàng dừng để bọn quỷ cười.

Dịch thơ

Nghìn thuở văn chương đúng bậc thầy,

Trọn đời khâm phục dám đơn sai.

Bách tùng đất Lỗi tìm đâu thấy,

Rồng cá sông thu nhớ chửa khuây.

Rơi lệ luống thương người thuở trước,

Hay thơ há bởi cực nhường này?

Lắc đầu bệnh cũ khỏi hay chửa?

Đừng để bầy ma nhạo báng rầy.

(Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1978, trang 322 – 324)

Chú thích:

* Đỗ Thiếu Lăng: tức Đỗ Phủ (712 77 – 770), nhà thơ vĩ đại đời Đường.

* Lôi Dương … xứ: ở phía đông nam huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (đời Thanh thuộc Hàng Châu (Trung Quốc)). Theo tiểu sử của Đỗ Phủ thì Đỗ Phủ mất trên một con thuyền ở phía thượng du sông Tương. Sau khi chết, gia đình nghèo không có sức đem về quê an táng, bèn táng ở Nhạc Châu. Bốn mươi ba năm sau (813), cháu là Đô Tự Nghiệp mới dời thi hài từ Nhạc Châu về táng ở chân núi Thú Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tuy vậy, ở Lỗi Dương cũng có một ngôi mộ giả để tưởng nhớ nhà thơ. Ngôi mộ này do huyện lệnh Lỗi Dương họ Nhiếp cho xây. Nguyên lúc còn sống, Đỗ Phủ đến Hàng Châu định xuống Bân Châu ở phía nam tìm ông cậu là Thôi Vũ làm lục sự tham quân ở đó. Ông huyện lệnh Lôi Dương được tin, gửi thư hỏi thăm và đưa rượu thịt tặng nhà thơ. Đỗ Phủ có làm một bài thơ cảm ơn, nhưng gặp lụt, nước sông lên to không đem bài thơ đó cho họ Nhiếp được, mà lại trở về Hàng Châu. Đến khi nước xuống, họ Nhiếp sai người tìm Đỗ Phủ, tìm không ra, tưởng nhà thơ bị nước cuốn đi rồi nên mới xây một ngôi mộ để tưởng nhớ.