Đọc hiểu Ngữ văn 10: Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Những tấm lòng cao cả

Những tấm lòng cao cả

Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bê thợ nề đã để dây trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo.

Trong khi chơi, cậu bê thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gắc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu, cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyền album sưu tầm những bức ký họa, thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.

Ngày hôm nay, cậu bê thợ nề rất vui thích, đến nỗi ra về cậu quên đội cái mũ lưỡi trai lên đầu. Đến giữa chừng cầu thang, và có lẽ để tỏ lòng cảm ơn tôi, cậu lại làm cái môi sứt với tôi lần nữa. Người ta gọi cậu là Antônio Rabuccô, cậu lên tám tuổi và tám tháng…

“Con biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn đấy không? – Bố hỏi tôi, bởi vì như vậy thì khác nào trách cậu ấy đã làm bẩn ghế. Và như thế là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn, mà lại còn do áo quần của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng. Những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng.

(Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2017, tr. 84-85)