Đọc hiểu Ngữ văn 10: Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Promete bị xiềng

Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Promete bị xiềng

Đọc ngữ liệu bên dưới và trả lời câu hỏi:

 Lược dẫn: Prô-mê-tê là vị thần đã ăn cắp lửa đem xuống cho loài người. Vì hành động này mà Prô-mê-tê bị thần Dớt trừng phạt nặng nề: bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-dơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan móc ruột. Đoạn trích dưới đây là lời tâm sự của Prô-mê-tê về công lao của thần đối với loài người.
[…]
Lắng nghe đây: bằng phép màu, từ những phường con trẻ
Ta đã biến họ thành những kẻ tinh khôn
Thông minh và có khả năng suy nghĩ đàng hoàng.
Ta nói vậy không phải nhằm phỉ báng,
Mà chứng tỏ tấm lòng ta độ lượng
Đã tưới nhuần ân huệ khách phù sinh.
Thuở xa xưa, họ có mắt vẫn không nhìn,
Tai họ có mà vẫn không nghe thấy,
Tương tự những bóng hình trong mộng mị
Trên đường đời, lẫn mọi sự mông lung.
Họ không biết xây nhà thoáng với gạch hồng,
Họ không biết xẻ, cưa, đóng gỗ.
Họ sống dập vùi như lũ kiến vàng lanh lẹ
Trong hang sâu thiếu ánh mặt trời,
Họ không biết tìm một dấu hiệu hẳn hoi
Để phân biệt mùa đông, mùa xuân tươi hoa thắm lá,
Hoặc mùa hạ cây cành trĩu quả
Họ làm hết mọi điều không dụng trí thông minh.
Cho đến một hôm ta bảo họ ngọn ngành
Cái nghệ thuật khó khăn biết đường nhận thức
Giờ sao lặn cũng như giờ sao mọc.
Cho thế gian, ta phát minh ra chìa khoá diệu kỳ
Rất tuyệt vời của khoa học tinh vi;
Những con số và cách xếp đặt
Các chữ cái rạch ròi theo nguyên tắc
Để có khả năng ghi nhớ mọi điều
Giúp họ trau dồi kỹ thuật về sau,
Người trước nhất ta kết buộc từng đôi súc vật,
Đặt lên lưng, trên cổ chúng cái yên, cái ách,
Để chúng thay người việc nặng nhất đảm đương.
Ta đã thắng vào xe những con ngựa dễ thuần
Đồ trang điểm của cuộc sống phồn vinh phú hậu.
Không ai khác, ngoài ta, sáng tạo
Những xe thuyền cánh dệt bằng gai
Cho thuỷ thủ ngồi lên chạy khắp biển trời.
Đấy, những cái mới mà ta mang đến
Cho người trần và bản thân ta, ôi bất hạnh !
Không có cách nào tự giải thoát đau thương…

(Trích Prô-mê-tê bị xiềng, Ét-sin, in trong Bi kịch Hy Lạp, Hoàng Hữu Đản biên dịch, giới thiệu và chú thích, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007)