Đọc hiểu Ngữ văn 10: Bộ câu hỏi đọc hiểu bài Thượng kinh kí sự

" Thượng kinh kí sự
“ … Ông bảo quan Tả viện đem những thứ đơn thuốc đang dùng đến cho tôi xem. Nguyên khi ông đề cử tôi và nói mấy câu này là cũng có ý muốn tôi biết chừng. Ông cũng có biết thuốc, tuy kiến thức về thuốc chưa sâu, nhưng hễ bàn đến thuốc là cứ muốn dùng thứ thuốc công phạt. Ông thường nói: “ Có bệnh thì trước hết là phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi cái tà đi rồi hãy bổ, thì mới là cái phép đúng đắn nhất”. Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác (1) mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu. bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. Nghĩ đi nghĩ lại một hồi, tôi mới nói:
Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác(2). Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thứ
thuốc thật bổ để bồi dưỡng tùy và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên (3) và làm nguồn gốc cho cái hậu (4). Chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài tự nó tiêu dần, không trị bệnh mà bệnh sẽ mất.
Ông tỏ ý nói đi nói lại mấy lần, nhưng tôi vẫn giải thích mãi. Ông nói:
Cụ đã có chủ ý như thế thì cụ viết ra thành phương thuốc để dâng lên.
Tôi vâng lệnh và viết tờ khải rằng:
“Chầu mạch, thấy sau mạch tế, sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích lại càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương, nên âm hỏa đi càn. Vì vậy, bên ngoài thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù, bên trong thì trống. Nên bổ tì thổ thì yên. Nay phỏng dùng: bạch truật (một lạng), thục địa ( ba đồng), can khương (hai đồng), ngũ vị (một đồng). Sắc cho đặc, mỗi một lần uống một thìa trà điều với nước sâm đặc. Uống khi lưng bụng.
Tiểu thần Lê Hữu Trác phụng kê”
( Theo Lê Hữu Trác, Thượng kinh kí sự, bản dịch của Phan Võ, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
Thuốc công phạt khắc bác: thuốc trị bệnh công hiệu mạnh song lại làm thương tổn cơ thể
Mạch tế, sác: mạch nhỏ, đập nhanh.
Tiên thiên: thể chất bẩm sinh
Hậu thiên: thể chất do sự nuôi dưỡng và rèn luyện về sau mà nên.
Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.
Đoạn trích trên nói về việc Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

Thực hiện các yêu cầu đọc hiểu bài Thượng kinh kí sự?
"