Đọc hiểu Ngữ văn 10: Bộ câu hỏi đọc hiểu đoạn trích Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp( Trích Linh hồn tiếng Việt -Cao Xuân Hạo)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Va-xi-li-ép quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cải mà Vin-hem von Hum-bôn (Wilhelm von Humboidt) gọi là hồn dân, và hồn tiếng mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ một số cực kì ít ỏi những người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.

[...] Tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng phong phú và đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như các lĩnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó, còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn màu của văn hóa nhân loại?

Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ Nguyễn Bỉnh, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần jeans hay váy

đầm thời nay rung động từng đường gân thớ thịt của mình [...].

(Cao Xuân Hạo, trích Linh hồn tiếng Việt, Sách chuyên đề học tập Ngữ Văn, Kết

nổi tri thức)