Đọc hiểu Ngữ văn 11: Câu hỏi Đọc hiểu bài Sống chậm là một lời kêu gọi ngắt kết nối

Sống chậm là một lời kêu gọi ngắt kết nối

ANGKOR - NHỮNG ĐÓI CỰC CỦA CÁI ĐẸP

Với tôi, Angkor là một giấc mơ. Hai tiếng Angkor đến trong tôi thời còn là một cậu học trò cấp hai, khi được đọc cuốn Những kì quan thế giới. Kể từ đó, nó gieo vào lòng tôi một mơ mộng không khỏi có chút hão huyền. Hão huyền thế, mà tôi vẫn mơ. Và phải ba mươi năm sau, giấc mơ không tưởng đó mới có thể dẫn dắt tôi bước trên mảnh đất thiêng của xứ sở chùa tháp, đưa đường cho tôi đến trước Angkor. Tôi đã xem trên phim ảnh, đã có những dự cảm từ trước, nhưng vẫn không khỏi bàng hoàng trước vẻ đẹp nguy nga siêu việt của kì quan này. Tôi đã thứ ướm lời định

tả lại những vẻ đẹp của Angkor. Rồi lại thôi. Làm sao có thể theo kịp các cuốn sách mình đã từng được đọc? Chả dại. Thế là tôi chỉ mải ngắm Angkor. Và cố lắng nghe lòng mình xem có cất lên tiếng nói nào cho riêng mình trước mỗi ngôi đền, mỗi bức tượng chăng. Cảnh cứ cuốn người đi miết. Trong khi say ngắm, tôi chợt nhận ra: có một cái đẹp được gọi là Angkor. Dường như nó là sự hài hoà kì dị của những cặp đối cực riêng chỉ xứ sở này có: Con người và thần linh

Đứng trước những công trình vĩ đại thời cổ, người ta thường không tin con người có thể làm nổi. Đến con người thời nay được hỗ trợ bởi máy móc hiện đại và công nghệ tối tân còn chưa chắc đã làm được nữa là. Trước Angkor cũng thế. Ít ai không bị ám ảnh bởi những câu hỏi lớn: Bằng cách nào mà người xưa có thể vận chuyển được cả những quả núi đá từ xa thể về đây? Làm sao có thể nâng được từng ấy khối đã lên độ cao đến vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ tối giản? Triệu triệu phiến đá rời đã được gắn lại thành đền tháp bằng chất kết dính bí mật nào mà tuyệt

nhiên không có chút dấu vết gì? Người xưa đã xây dựng trước rồi điêu khắc sau, hay chạm trổ cho từng phiến đá trước rồi mới tiến hành lắp ráp xây cất?... Du khách cử việc tra vấn. Còn Angkor thì vẫn lặng lẽ, giấu sau những nụ cười Bayon mọi bí ẩn của mình. Vẻ lặng lẽ ta thường thấy ở mọi tạo tác siêu phàm, nó ẩn chứa niềm kiêu hãnh rằng mình là hiện thân của sự kì diệu. Ta dễ ngờ: đây hẳn phải là công trình của người ngoài hành tinh, thậm chí, của thần linh!

Bấy giờ, giả thuyết khoa học dù có thuyết phục được đôi phần vẫn không thoả mãn được con người. Nó vẫn cứ phải nhường lối cho tưởng tượng huyền hoặc. Lý tính đành nhường lời cho tâm linh. Và thế là huyền thoại ra đời. Huyền thoại Angkor kể rằng: sau khi buộc phải đưa con trai mình là hoàng tử về lại vương quốc Khơmer, do thương xót con, chính thần Indra đã sai các thần kiến trúc và xây dựng xây toà thành Angkor Wat dưới hạ giới cho hoàng tử theo đúng hình mẫu nơi thần ngự trị ở thượng giới. Và thế là chỉ trong một đêm, ý chí của thần đã thành hiện thực. Sáng ra, cả kinh đô đã ngỡ ngàng về toà thành hùng vĩ sừng sững hiện ra trong nắng mại với những đền đài nguy nga tráng lệ, cứ y như vừa được bứng xuống từ trời. Người ta vẫn còn thấy dấu vết những ngón tay khuân đá của các thần, đó là các hàng lỗ sâu trên mỗi thớt đá của đền đài. Đầu óc duy lí có thể bất đồng với huyền thuyết của tâm linh. Nhưng trong tâm linh chủ nhân Angkor và du khách, làm sao thiếu được những màn sương khói huyền thoại ấy. Và chắc chắn di sản Angkor sẽ nghèo đi biết bao, nếu như không được bao phủ bằng lớp lớp huyền thoại như thế. Huyền thoại, đó là một phần đời sống Angkor, một phần của di sản Angkor.

Song, nghĩ cho cùng, những công trình thần kì do bàn tay các đấng siêu nhiên làm ra và cũng những công trình ấy lại được làm ra bằng bàn tay trần thể của chính con người, thì đằng nào huyền thoại hơn? Sáng tạo nên Angkor, hẳn nhiên, không phải là thần thánh, mà là con người. Nhưng, con người đã sáng tạo bằng gì? Bằng sức mạnh thần thánh của chính mình. Những con người huyền thoại ấy đâu rồi? Những kiến trúc sư siêu việt, những tổng công trình sư phi thường, những nhà điêu khắc trác tuyệt? Và muôn vạn nhân công ròng rã hàng thế kỉ xẻ núi, bạt đổi, đào

hồ, cất móng, dựng tháp, kê cầu... họ vận chuyển hàng ngàn triệu tấn sa thạch, mang vác hàng tỉ phiến đá, đục đẽo, bào mài tỉ tỉ mặt đá, cạnh đá bằng mồ hôi và bằng cả máu của mình... Họ đâu cả rồi? Đời họ đã chìm vào từng trụ đá, phận họ đã ngấm vào từng thở đá. Họ để lại cuộc đời mình trong đá. Họ đã gieo hồn mình vào đá, để cho đá có hồn. Có phải sự thác sinh của muôn vạn con người ấy vào Angkor mới chính là chất keo kì bí gắn kết từng mánh đá lại với nhau thành toà kiến trúc kì vĩ, mà cho đến nay chất keo hoàn toàn vô hình ấy vẫn còn làm ngẩn ngơ mọi nỗ lực khám

phá của bao lớp hậu sinh? Có phải rải rác khắp 290 ngôi đền ở Siem Reap là hàng vạn hình Apsara bằng tượng tròn, bằng phù điêu, bằng nét khắc chìm, mỗi hình Apsara chính niệm mà hàng vạn con người không có quyền lưu lại tên tuổi ấy là một tượng đài kia đã tự dựng cho mình để tưởng niệm tài hoa và tâm huyết của bản thân mình? Bằng cách ấy họ hiển hiện cùng Angkor, bằng cách ấy họ bất tử cùng nghệ thuật? Làm sao mà biết được. Chỉ biết rằng, họ đã trút sự sống của mình vào đá để tạo nên sự sống cho Angkor. Angkor là đền thờ thần linh. Angkor là đền thờ vương

quyền. Nhưng trước hết, Angkor phải là đền thờ Tài Hoa và Tâm Huyết của cả một dân tộc. Sự thiêng liêng của Angkor là bởi oai linh của thần thánh, bởi anh lĩnh của các đấng quân vương.

Song, sâu xa nhất vẫn là bởi vong lĩnh của muôn ngàn con người vô danh và những đấng tài hoa luôn lần quất trong từng nét hoa văn, ẩn tàng trong từng nhát khắc, bảng lảng sau mỗi bóng thâm u đây đó của đền đài, Xin thấp đủ ba nén tâm hương để tưởng niệm những đắng thiêng liêng ấy. Đứng trước Angkor, ta có dịp suy ngẫm về sự kì diệu. Kì diệu? Chẳng phải nó là khả năng biến cái không thể thành có thể hay sao! Có phải kì diệu là quyền phép riêng của thần linh, là lẽ nhiệm màu chỉ thuộc về đấng siêu nhiên? Hay kì diệu còn là quyền năng của con người? Thì Angkor chính là một câu trả lời sớm - câu trả lời bằng đá, không phải tạc vào đá, mà tạc vào vĩnh hằng. Rằng: làm điều kì diệu không còn là độc quyền của thần linh. Khi bằng bàn tay và khối óc, con người đã sáng tạo ra những công trình thần thánh, khi ấy con người đã trở thành thần linh, con người chính là thần linh vậy! Có lẽ, cái gốc hiện thực làm nên sức mạnh huyền thoại giúp con người xây dựng được Angkor là một tỉnh thần hướng thượng. Nó qui tụ năng lực sáng tạo của toàn thể dân tộc vào một xác tín vĩ đại. Sự hướng thượng chính là sức mạnh thần linh của cả một dân

tộc. Vương triều nào khơi dậy được sức mạnh thần linh này thì sẽ làm nên những điều thần thánh, làm nên những Angkor. [...]

(Chu Văn Sơn - Tuỳ bút - Tự tình cùng cái Đẹp - NXB Hội nhà văn 2019, tr. 18-21)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Sống chậm là một lời kêu gọi ngắt kết nối