Bộ câu hỏi đọc hiểu bài mùa hè rớt
Câu 17: Đối chiếu 2 bản dịch thơ (khổ cuối) củamùa hè rớt – Olga-Berggoltz với bản dịch nghĩa và phân tích nét đặc sắc, sự sáng tạo ở mỗi bản dịch?
Bản dịch nghĩa (khổ thơ cuối)
Ngươi thấy đấy – đã đến lúc mưa sao qua đi,
Và, dường như, thời gian vĩnh viễn chia cắt…
…Còn chỉ giờ đây ta mới hiểu, cần làm thế nào
Để yêu thương, gìn giữ, lượng thứ và vĩnh biệt (chia ly).
—-
Bản dịch 1 – Bằng Việt (khổ thơ cuối)
Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,
Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt…
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…!
—-
Bản dịch 2 – Tạ Phương (khổ thơ cuối)
Kìa, vệt sao băng rực rỡ vút trên đầu
Như số phận, đã điểm rồi, phút chót…
Chỉ đến bây giờ, bây giờ, ta mới biết
Cách yêu, thương, tha thứ, chia tay…
Trả lời:
Hai bản dịch thơ và bản dịch nghĩa đều mang đầy đủ ý nghĩa mà bài thơ gốc muốn truyền tải, tuy nhiên sự sáng tạo và thấu hiểu qua lăng kính của mỗi nhà thơ là mỗi khác, vì vậy chúng đều mang những nét đặc sắc riêng biệt. Ở bản dịch thơ 1, các dòng thơ đã thể hiện rõ sự tha thiết của nhân vật trữ tình trước thời điểm kết thúc của hè rớt, và chỉ ở thời điểm đó, ta mới biết và thấu hiểu sâu sắc các trạng thái, cung bậc tình cảm yêu thương, ngậm ngùi, tha thứ, chia tay. Ở bản dịch 2 nhà thơ đã thể hiện rõ sự ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình trước phút chót (vút) của vệt sao băng rực rỡ. Khác bản dịch 1 ở 1 chữ “cách”: chữ này sát với bản dịch nghĩa hơn. Tức là ta đã biết những trạng thái, cung bậc tình cảm “yêu, thương, tha thứ, chia tay” từ lâu nhưng chỉ ở thời điểmmùa hè rớt kết thúc ta mới biết “cách” thể hiện, đón nhận các trạng thái cung bậc tình cảm “yêu, thương, tha thứ, chia tay. Suy cho cùng hai bản dịch thơ và ản dịch nghĩa đều mang đầy đủ ý nghĩa của bài thơ gốc và thể hiễn rõ sự thông thái, thấu cảm của người dịch đối với bài thơ.