Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Luyện tập 3 trang 110 KHTN lớp 7: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết?
Trả lời:
- Giun đất - động vật ruột khoang hô hấp qua da
Giun đất là động vật ruột khoang, không có xương sống. Môi trường sống của chúng là ở trong lòng đất, nhất là những nơi đất mát mẻ, có độ ẩm và tơi xốp. Con giun đất có thân màu nâu đen hoặc nâu hồng. Chúng có chiều dài khoảng 10cm-34cm, chiều rộng từ 5-15mm. Thân của giun đất có nhiều đốt và có khả năng co giãn. Điều này giúp con vật chui rúc trong đất một cách dễ dàng. Bề mặt da của con giun đất khá mềm và ẩm ướt. Chúng hô hấp qua da.
- Khi bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết vì: Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, không còn ẩm ướt. Khi đó O2 và CO2 không khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết.
+ Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán.
+ Ở thực vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng. Khí không thực hiện chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường. Trong quá trình hô hấp, khí oxygen đi vào và carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khống.
+ Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xảy ra ở cơ quan hô hấp như ống khí, mang hoặc phổi. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa vào phổi đến tận phế nang. Tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu, khí carbon dioxide từ máu về phế nang và thải ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.