Luyện tập 5 trang 138 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Luyện tập 5 trang 138 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.

Trả lời:

* Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:

- Cây sống ở vùng nhiệt đới trên bề mặt là có tầng cutin dày, có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới vào mùa đông giá lạnh cây thường rụng lá nhiều làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước; chồi cây có các vẩy bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần tạo thành lớp cách nhiệt cho cây.

- Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90oC. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27oC.

- Đối với rùa xanh (Chelonia mydas), nếu thấp hơn 29,3 độ C vài độ, tất cả rùa biển nở ra đều là rùa đực, nhiệt độ tăng lên vài độ thì chỉ có rùa cái nở ra.

- Cây ngô ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 50 độ C.

Ghi nhớ

• Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên.

• Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

• Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, liên tiếp, xen kẽ nhau và chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển làm thay đổi và thúc đẩy sinh trưởng. Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng,... Các nhân tố này có tác động tổng hợp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

 

icon-date
Xuất bản : 28/03/2024 - Cập nhật : 28/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến