Tìm hiểu thêm trang 149 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu ong thợ và ong chúa được sinh ra như thế nào và vì sao chúng khác nhau về hình thái, vai trò trong đàn ong

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Tìm hiểu thêm trang 149 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu ong thợ và ong chúa được sinh ra như thế nào và vì sao chúng khác nhau về hình thái, vai trò trong đàn ong.

Trả lời:

- Ong chúa và ong thợ đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, ong chúa được chăm sóc trong mũ chúa ngay từ bé và được cho ăn hoàn toàn bằng sữa ong chúa. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi trong các tổ thường và chỉ được cho ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu tiên rồi được nuôi bằng mật ong và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

- Về vai trò:

+ Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Đồng thời, con ong chúa còn có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội của đàn ong

+ Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,…

- Trong tổ ong có sự khác nhau về hình thái và vai trò của các loại ong chúa, ong thợ và ong đực vì để đảm bảo trật tự xã hội trong một tổ ong.

Ghi nhớ

• Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài. Có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

• Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái. Do vậy, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ mẹ nên giống nhau và giống mẹ. Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là: sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng. Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây (rễ, thân, lá). Động vật có các hình thức sinh sản vô tính là: nảy chồi, phân mảnh và trinh sản.

• Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật. Ứng dụng sinh sản vô tính trong nhân nhanh giống cây trồng bằng các phương pháp như: nuôi cấy mô, giâm cành, chiết cành,...

icon-date
Xuất bản : 28/03/2024 - Cập nhật : 28/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến