Tác giả tác phẩm: Chí Phèo (Ngữ Văn 11 Cánh diều)

Tác giả tác phẩm Chí Phèo sách giáo khoa Ngữ văn 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 gồm các phần: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đề tài nhan đề, bố cục, nội dung chính, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.


1. Tác giả Chí Phèo


a. Tiểu sử

- Tên thật là Trần Hữu Tri, thánh danh Giuse

- Ông sinh ngày 29 tháng 10, năm 1915 – mất ngày 30 tháng 11 năm 1951

- Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam.

- Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945 và cũng là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.

- Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam)

- Bút danh Nam Cao của ông là được ông ghép từ chữ đầu tiên của tên tổng và tên huyện mà tạo thành

- Gia đình: Xuất thân từ một gia đình Công giáo ở nông thôn


b. Tác phẩm chính

- Tiểu thuyết

+ Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung Bắc Thứ Bảy

+ Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)[3], Nhà xuất bản Văn Nghệ.

+ Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.

- Truyện ngắn

+ Đời thừa (1943)

+ Lão Hạc (1943)

+ Một đám cưới (1944)

+ Một bữa no (1943)

+ Giăng sáng (1942)

+ Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)

+ Tư cách mõ (1943)

+ Dì Hảo (1941)

+ Đảo hang cọp (1942)

+ Thám hiểm Châu Phi (1942)

+ Mò sâm banh (1945)

+ Năm anh hàng thịt (1945)

+ Một cuộc đốt làng (1945)

+ Nỗi truân chuyên của khách má hồng (1946)

+ Cách mạng (1946)

+ Đôi mắt (1948)

- Truyện ký kháng chiến

+ Đường vô Nam

+ Ở rừng (Nhật ký)

+ Từ ngược về xuôi

+ Trên những con đường Việt Bắc

+ Bốn cây số cách một căn cứ địch

+ Vui dân công

+ Vài nét ghi qua vùng giải phóng


c. Phong cách sáng tác

- Phong cách sáng tác của Nam Cao có thể chia thành hai thời kỳ: Trước Cách mạng và sau Cách mạng

+ Sáng tác của ông trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: Người tiểu tư sản nghèo và người nông dân, khai thác trực tiếp từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân làng quê… Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

+ Sau Cách mạng Tháng Tám, ngòi bút Nam Cao hoạt động với tư cách ngòi bút của một cán bộ làm báo, làm văn. Ngoài viết văn, ông còn viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử, thời sự. Ông coi đó là “những công việc nhũn nhặn, thầm lặng nhưng có ích”. Các tác phẩm văn của ông thời kỳ này mang giá trị đặc sắc và tiêu biểu cho văn xuôi kháng chiến thời kỳ đầu.


2. Tác phẩm Chí Phèo


a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Chí Phèo vốn là một câu chuyện có thật ở làng Đại Hoàng – quê hương của tác giả Nam Cao. Dựa trên những cơ sở của câu chuyện có thật đó, tác giả Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, qua đó thể hiện chân thực bức tranh của cuộc sống nông dân, cũng như cuộc sống của các làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công.

- Câu chuyện ban đầu được tác giả Nam Cao đặt tên là “Cái lò gạch cũ”. Nhưng trong bản in xuất bản lần đầu năm 1941 thì đã bị Nhà Xuất Bản Đời mới tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Sau này, khi được in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946) thì tác giả Nam Cao đã đổi tên câu chuyện thành “Chí Phèo”- cũng là tên của nhân vật chính trong câu chuyện này.

Tác giả tác phẩm: Chí Phèo (Ngữ Văn 11 Cánh diều)


b. Thể loại

- Truyện ngắn


c. Đề tài, nhan đề

- Nhan đề “Cái lò gạch cũ”: Đây là hình ảnh đầu tiên khi câu chuyện vừa được mở ra, nó cho độc giả chứng kiến được hoàn cảnh xuất thân của Chí, cũng từ đây đã ngầm báo hiệu cho chúng ta về cuộc đời đầy chông gai, khó khăn mà Chí sẽ phải trải qua trong cuộc đời. Khi kết lại câu chuyện, hình ảnh cái là gạch cũ lại một lần nữa xuất hiện, báo hiệu cho một vòng lặp mới lại bắt đầu. Nhan đề trên không chỉ gây ám ảnh cho tâm lý của độc giả, mà còn nhấn mạnh cho độc giả thấy được sự vòng lặp của cái khổ vẫn cứ thế tiếp diễn, không có con đường nào để con người ta thoát ra được

- Nhan đề “Xứng đôi vừa lứa”: Nhan đề này tuy độc đáo, thu hút độc giả bởi tên gọi của nó, cũng như nhấn mạnh được về mối quan hệ chóng tàn của Chí Phèo và Thị Nở, thế nhưng nhan đề này chưa thể thật sự làm rõ được ý nghĩa và câu chuyện mà tác giả Nam Cao muốn đề cập tới độc giả

- Nhan đề “Chí Phèo”: Nhan đề này được đổi lại khi in trong tập Luống cày, được đặt theo tên của nhân vật chính trong câu truyện. Không chỉ khiến độc giả tò mò về tên gọi mà cũng khiến cho độc giả ấn tượng với nhân vật từ khi còn chưa bắt đầu đọc chuyện. Vậy rồi, sau khi đọc xong tác phẩm, tiêu đề này khiến độc giả cảm thấy được số phận bi đát, cô đơn, cảm nhận được về ước mong không thể hoàn thành được của một con người bị đày đến cái chết. Nhan đề này mặc dù ngắn gọn, xúc tích thế nhưng sự ám ảnh, ấn tượng mà nó mang lại quả thật là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, nhan đề này còn cho chúng ta thấy được những giá trị nhân văn và giá trị hiện thực mà tác giả Nam Cao muốn truyền tải tới thông qua câu chuyện.


d. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”: Giới thiệu nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi với một diện mạo hoàn toàn khác lạ

- Phần 2: Tiếp theo đến “không bảo người nhà đun nước mau lên”: Chí Phèo khi này đã mất hết nhân tính, hắn thực sự trở thành “con quỷ” trong mắt người dân làng Vũ Đại

- Phần 3: Còn lại): Sự thức tỉnh của Chí Phèo về bi kịch của cuộc đời mình và mong ước trở thành người lương thiện của hắn không thể trở thành sự thật


e. Đọc hiểu văn bản Chí Phèo


Tóm tắt văn bản

- Chí Phèo vốn là trẻ mồ côi bị bỏ rơi tại cái lò gạch cũ trước làng, rồi Chí lớn lên khi qua tay nhiều người chăm sóc và ở đợ cho nhiều nhà trong làng để nuôi thân. Khi đã trở thành một chàng thanh niên cường tráng, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vợ ba của Bá Kiến vì ưng mắt Chí nên bắt hắn phải bóp chân cho bà ta, thế nhưng cũng chính vì thế mà Chí Phèo bị Bá Kiến giải lên huyện và tống vào tù. Cuộc sống trong ngục tù đã khiến cho Chí trở nên thay đổi, từ một con người hiền lành, chăm chỉ, giờ đây hắn trở thành “con quỷ” mất đi bản tính lương thiện ngày nào. Tám năm sau, hắn trở về, lúc nào cũng thấy hắn say rượu, mà cứ say rượu là hắn chửi bới, tìm đến nhà tên Bá Kiến để rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến dùng lời ngon tiếng ngọt, cũng như cho hắn tiền để hắn trở thành tay sai đắc lực cho mình. Hắn trở thành “con quỷ” của làng Vũ Đại, ai ai cũng sợ hãi hắn nhưng đồng thời cũng khinh bỉ hắn. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Lúc này, hắn như tỉnh khỏi cơn say bao lâu hắn đắm chìm, hắn mong muốn có một gia đình nhỏ của riêng mình, hắn mong muốn trở thành một người lương thiện được mọi người công nhận. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn không nhận lại được sự công nhận mà mình khao khát, hắn tìm đến Bá Kiến, kết liễu cuộc đời Bá Kiến cũng như chính bản thân mình.


Bối cảnh tình huống diễn ra văn bản

- Tác phẩm Chí Phèo được nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941 với tên gốc là “Cái lò gạch cũ”.


Tìm hiểu nhân vật

- Chí Phèo:

+ Xuất hiện với tiếng chửi: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra hắn => Bi phẫn, uất hận không thể giải tỏa

+ Trước khi ở tù: sinh ra mồ côi, là anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành, có nhân phẩm, có lòng tự trọng

+ Khi ở tù về: mất cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành tay sai cho Bá Kiến, là con quỷ của làng Vũ Đại

+ Sau đêm ăn nằm với Thị Nở, hắn khao khát muốn có một gia đình nhỏ của mình, muốn được trở lại làm người lương thiện => Thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo

+ Thế nhưng hắn lại bị từ chối cơ hội làm người do bà cô của Thị Nở phản đối, dè bỉu hắn => Con người lại bị đẩy xuống đáy sâu của xã hội một lần nữa, không thể trở lại được làm người như mong ước của Chí

+ Hắn nhận ra rằng Bá Kiến là nguồn cơn của cuộc đời đau khổ của mình, hắn quyết định phải chấm dứt nguồn cơn của sự việc từ đây => Muốn kết thúc cuộc đời đau khổ của mình, thế nhưng lại là mở ra một vòng lặp đau khổ mới


3. Nội dung và nghệ thuật bài Chí Phèo


a. Giá trị nội dung

- Phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đó là một bộ phận nông dân lương thiện bị dồn vào đường cùng, bị đẩy tới bức đường tha hóa, dẫn đến tình trạng lưu manh hóa.

- Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc


b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn

- Biệt tài phân tích tâm lý nhân vật tài tình, khiến cho độc giả cảm tưởng như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện diễn ra ngoài đời thực

- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ

- Ngôn ngữ dân dã, bình dị với cuộc sống, phong phú, đậm hơi thở cuộc sống


c. Giá trị nhân đạo

- Lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.

- Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại.

- Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân

 

icon-date
Xuất bản : 21/08/2024 - Cập nhật : 22/08/2024
Tác giả: thuyduong