Tác giả tác phẩm: Loạn đến nơi rồi (Ngữ văn 12 Cánh Diều)

Tác giả tác phẩm Loạn đến nơi rồi sách giáo khoa Ngữ văn 12 Cánh Diều mới nhất năm 2024 gồm nội dung: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đề tài nhan đề, bố cục, nội dung chính, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.


1. Tác giả Xuân Trình


a. Tiểu sử, cuộc đời

- Tác giả Xuân Trình (1936 – 1991)

- Quê quán : quê thôn Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Sự nghiệp : Nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới. Ông được đánh giá là cánh chim đi đầu trong việc dự báo đời sống xã hội. Ông cũng giữ nhiều chức vụ như : vai trò Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu, nhà biên kịch.


b. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm tiêu biểu : Mùa hè ở biển, Nửa ngày về chiều, Đợi đến mùa xuân, Bạch đàn liễu, Quê hương Việt Nam…


c. Phong cách sáng tác

- Các tác phẩm, vở diễn của Xuân Trình thể hiện được sự sáng tạo, một tâm hồn đẹp đẽ rực rỡ, truyền tải những ước mơ, dự báo về tương lai của người nghệ sĩ.

- Phản ánh hiện thực cuộc sống, truyền đạt ý nghĩa nhân văn, sâu sắc.


2. Tác phẩm Loạn đến nơi rồi


a. Thể loại

- Loạn đến nơi rồi thuộc thể loại hài kịch


b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích trong Kịch Xuân Trình, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995.


c. Đề tài

- Những vấn đề nóng xoay quanh cuộc sống.


d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến...đậy lên chiếc guồng): Người dân tại làng chào đón Đoàn Xoa về thăm nhà và sự việc “khoán chui” bắt đầu hé lộ từ đây.

- Phần 2 (tiếp theo đến...tôi hoặc ông ấy): Sự việc “khoán chui” bị lộ.

- Phần 3 (tiếp theo đến...đem đi mà bán): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và thủy thủ.

- Phần 4 (đoạn còn lại): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và Quân.


e. Đọc hiểu văn bản

Tóm tắt

Ông Đoàn Xoan có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóa chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.

Bối cảnh, tình huống truyện

- Tình huống của đoạn trích : Ông Đoàn Xoa về thăm làng có nhiều sự thay đổi tích cực. Đang ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.

Tìm hiểu nhân vật ông Đoàn Xoa

Đặc điểm nhân vật

- Ông Đoàn Xoa đã hiện lên là một người cán bộ tốt nhưng duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe thực tiễn đời sống.

- Ông cũng là một người vô cùng chính trực, ngay cả vợ làm sai ( đưa guồng là vật công về nhà), ông cũng bảo phải báo lên phê bình. Trước tính cách như vậy của ông, không ai dám nói sự thật nữa.
Xung đột giữa các nhân vật liên quan đến ông Đoàn Xoa

- Xung đột giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa

- Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm :

+ Cụ Bản cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người. Còn ông Đoàn Xoa là một người đề cao nguyên tắc đến mức giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa.

+ Thủy thủ chỉ quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,...Ngược lại với ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới.

+ Thuyền trưởng Quân cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người vì thế nên mọi người ra ngoài làm ăn cá nhân là điều tất yếu. Còn ông Đoàn Xoa vẫn thấy rằng làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển.

Hình tượng ông Đoàn Xoa khi trở thành đối tượng bị châm biếm.

- Lối suy nghĩ duy ý chí, lạc hậu, hạn hẹp.

Tiếng cười trào phúng qua hình tượng ông Đoàn Xoa

- Ông Đoàn Xoa là một người cán bộ tốt nhưng duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe thực tiễn đời sống.

- Những hành động cổ hủ, lạc hậu của ông khiến người dân, xã hội chậm phát triển, chậm bước tiến trong thời kì xã hội đổi mới.


3. Nội dung và nghệ thuật Loạn đến nơi rồi


a. Giá trị nội dung

- Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Qua đó, nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên.


b. Giá trị nghệ thuật

- Vở kịch đã tái hiện lại khung cảnh làng quê đầy quen thuộc, gần gũi cùng tình huống kịch hài hước, dóm dỉnh, đã tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai.


c. Thông điệp

- Suy nghĩ, hành động gắn liền với thực tại và thời thế.

4. Sơ đồ tư duy
Image

icon-date
Xuất bản : 22/08/2024 - Cập nhật : 22/08/2024
Tác giả: thuyduong