Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

- Sốt - phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh

Sốt là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các chất độc xâm nhập từ bên ngoài trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể một người bình thường khoảng 37°C, trong một ngày, nhiệt độ dao động khoảng 0,5°C xung quanh nhiệt độ bình thường. Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Về mặt y tế, sốt cần được theo dõi khi trên 38°C. Nếu dưới 38°C, sốt không cần điều trị trừ phi có các triệu chứng đáng lo ngại khác. Hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc kiểm soát sốt nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cơ thể.

- Khi bị sốt cao, nhịp thở tăng lên

Khi sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên nên cường độ hô hấp tế bào cũng tăng lên, dó đó cơ thể cần thêm nồng độ khí O2 để tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

Người bệnh sẽ tăng tần số hít vào để đáp ứng nhu cầu oxy bị thiếu và tăng thở ra để giảm lượng CO2 tích tụ trong máu. Ngoài ra, một số sản phẩm axit trong máu (do chuyển hóa dang dở tạo thành) cũng có thể làm tăng hô hấp của người bệnh. Bên cạnh tác dụng là tăng trao đổi chất, thay đổi chức năng hô hấp cũng giúp thải bớt một số nhiệt lượng qua hơi thở. Tuy nhiên tăng thông khí ở nhiệt độ cao cũng làm mất một lượng lớn nước dẫn tới khô miệng và mũi họng, tạo cảm giác khát.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2024 - Cập nhật : 25/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến