Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

* Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết

- Khi cây bị ngập úng, lượng nước trong đất tăng lên, đồng thời lượng khí O2 cần cung cấp cho sự hô hấp tế bào rễ cây giảm xuống, dẫn đến rễ cây không thực hiện được hô hấp tế bào và làm cây bị chết.

Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

- Đất bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước, lượng oxy lúc này giảm hơn 10.000 lần so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí cục bộ. Khi đất bị yếm khí cục bộ sẽ khiến các chất như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol gia tăng đột biến. Các hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo nên một môi trường bất lợi, độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng vùng rễ, làm nhiễm độc cả cây. Ngoài ra, trong điều kiện đất bị oi nước, khí khổng trong lá cây đóng, sự bốc thoát hơi nước giảm, quang hợp thay đổi gây ra hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ. Khi đói carbohydrate các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng bị giảm do khả năng vận chuyển từ rễ lên lá kém. Đất bị oi nước lâu ngày, nếu cây trồng trên đó không có các mô dẫn khí ở hệ thống rễ để tăng lượng oxy trong đất, sẽ khiến “đất bị ngộp thở” gây tổn thương và thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây vàng lá thối rễ.

* Phương pháp hồi sinh đối với cây khi bị ngập, úng do lũ

- Đối với cây lâu năm: Khi vườn cây bị ngập úng cần tiền hành đào rãnh ngay, sớm khơi thông dòng chảy, bơm hút nước nhanh ra khỏi líp, vườn cây. Đối với các vườn đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá vỡ lớp váng, lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, giúp cây sớm cải tạo lại bộ rễ. Các cây, cành cây ngã gãy, cây quá yếu, nhiều cành vô hiệu có thể tỉa, vứt bỏ, thu dọn để tạo sự thông thoáng và tránh sự tiêu hao dinh dưỡng, tập trung nuôi các cây, cành khỏe mạnh.

- Đối với cây hằng năm: Áp dụng tối đa mọi khả năng, các biện pháp như công hạ mức trên hệ thống tưới tiêu, dỡ bỏ vật cản, khoanh vùng, bơm tát ... để tiêu nước. Đối với các loại cây màu như: lạc, ngô, đậu tương, khoai lang.. sau khi rút nước cần tiền hàng vệ sinh đồng ruộng, xới xáo phá đi lớp váng bề mặt, bón các loại phân bón hữu cơ, NPK, vi lượng cho cây nhanh hồi phục. Đối với diện tích các loại cây trồng bí, ớt, dưa chuột, cà chua… cần chăm sóc cẩn thận, tránh được hiện tượng héo xanh, lở cổ rễ … bằng các biện pháp như sau: Vệ sinh đồng ruộng các cây bị héo, dựng cây nhẹ nhàng để hạn chế đứt rễ, đắp gốc cho cây, đối với các loại cây quá yếu hạn chế tác động làm ảnh hưởng đến cây.

Ghi nhớ

- Hô hấp tế bào chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ khí oxygen, carbon dioxide. Hô hấp tế bào giảm ở nhiệt độ thấp, hàm lượng nước trong tế bào giảm, nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp và nồng độ khí carbon dioxide cao.

- Trong quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm, người ta thường khống chế sao cho hô hấp tế bào luôn ở mức tối thiểu bằng các biện pháp bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp và khí carbon dioxide cao.

- Khi lao động hoặc chơi thể thao, cần chú ý tính vừa sức, tránh thiếu oxygen gây chuột rút,...

icon-date
Xuất bản : 25/03/2024 - Cập nhật : 26/03/2024
Tác giả: Lê Ngọc Yến